Ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ Veneer

Rate this post

Ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ Veneer

Màu gỗ công nghiệp trắng, hài hòa tự nhiên cho không gian bếp.

Gỗ Veneer là gì? 

Gỗ Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các cây gỗ thịt như: Xoan đào, sồi, óc chó, tần bì… với độ dày chỉ khoảng từ 1 rem đến 2 ly là nhiều. Sau khi sơ chế, các thớ gỗ này được dán lên các cốt gỗ công nghiệp như: cốt ván mịn, cốt MDF, cốt ván dăm, cốt ván dán hoặc Finger để làm ra các vật liệu giường tủ, bàn ghế văn phòng, gia đình, ốp vách, vách ngăn…

Ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ Veneer

Gỗ Veneer là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, gỗ Veneer chỉ dày từ 1Rem cho đến 2ly là nhiều, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ Veneer. Nếu cây gỗ dày 300mm và rộng 200mm dài 2500mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 – 3000m2 gỗ Veneer, tùy từng loại hao hụt. Sau khi được lạng, gỗ Veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ Veneer không khác gì gỗ tự nhiên cả.

Ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ Veneer

Một số loại gỗ Veneer có mặt trên thị trường

Những năm trở lại đây, gỗ tự nhiên đã dần dần cạt kiệt bởi sự khai thác, tàn phá của con người, các sản phẩm khác bắt đầu xuất hiện và thay thế gỗ tự nhiên một cách hoàn hảo, nổi bật hơn cả đó là gỗ Veneer, vậy veneer và gỗ tự nhiên khác nhau như thế nào?

Ưu điểm của gỗ Veneer:

Ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ Veneer

Sản phẩm tủ bếp tại GTDECO trải qua quy trình tẩm sấy hiện đại tạo nên chất lượng bền đẹp.

So với gỗ tự nhiên nguyên khối thì gỗ Veneer có giá thành rẻ và hợp lý với người tiêu dùng hơn. Bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời thiết thay đổi, cho phép bạn có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị bai màu, mất màu. Đặc biệt, chất liệu gỗ cao cấp này có thể ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ, đảo vân hoặc có thể chạy chỉ chìm trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của toàn sản phẩm. Màu sắc gỗ gần gũi với con người và thân thiện với môi trường.

Để tìm hiểu thêm về lợi ích của loại gỗ này mời bạn tham khảo bài viết So sánh gỗ tự nhiên và gỗ Veneer.

Ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ Veneer

Nếu sử dụng cốt gỗ Finger (tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ Veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ.

Nhược điểm gỗ Veneer:

Ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ Veneer

Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ Veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt, chính vì vậy gỗ Veneer là được nhiều người dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi quanh năm không bị nước tràn vào, đồng thời phải ít di chuyển.

Ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ Veneer

Ở các nước hiện đại như Châu Âu, châu Mỹ, hoặc một vài nước hiện đại ở châu Á, việc dùng gỗ Veneer vào chế tạo các sản phẩm nội thất đã có từ cách đây 30-40 năm, khi họ ý thức được rừng ngày cạn kiệt, họ thấy rằng gỗ Veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà lại cứu được môi trường sống, cứu được sạt lở đất và sự nóng lên của trái đất nên họ chuyển sang dùng nhiều, vậy tại sao chúng ta lại không làm theo họ, chúng ta đừng nên hủy hoại chính môi trường sống của chúng ta.

Mỗi một loại gỗ lại có những ưu và nhược điểm khác nhau, bạn nên cân nhắc kỹ về chất liệu và loại gỗ khi lựa chọn tủ bếp. Nếu cần thiết bạn có thể nhở chuyên gia tại GTDECO tư vấn thêm để chọn được một tủ bếp ưng ý và tốt nhất cho gia đình.

Xem thêm: Săm soi ưu nhược điểm của gỗ Veneer