Bài viết liên quan:
- Phân biệt gỗ veneer và gỗ tự nhiên
- So sánh vách ngăn gỗ Veneer và các loại vách ngăn văn phòng khác
Gỗ tự nhiên: Là loại gỗ được xẻ ra từ những cây gỗ trong rừng và được chế biến thành gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên sau quá trình ngâm tẩm sấy có thể làm ra các loại sản phẩm nội thất theo yêu cầu của người sử dụng. Giống như những cây gỗ cao trong rừng, với những tiềm thức đã ăn sâu vào những người dân đất Việt nên có thể nói trong chúng ta ai cũng biết. Được làm từ sản phẩm tự nhiên nên chúng sở hữu một độ bền cao, chắc chắn và đẹp. Mặc dù vậy nhược điểm của gỗ tự nhiên cũng rất nhiều như giá cả rất cao, hay bị còn vênh, mối mọt, nứt toắc trong quá trình sử dụng nếu không qua một quá trình ngâm tẩy sấy tốt. Khi mà hiện nay gỗ tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm thì việc dùng gỗ tự nhiên nhiều vô tình hủy hoại môi trường sinh thái, diện tích rừng bị thu hẹp khiến nhiệt độ nền của trái đất tăng cao.
Gỗ Veneer: theo cách hiểu thông thường về gỗ Veneer thì có thể hiểu gỗ Veneer chính là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Gỗ Veneer chỉ dày từ 1 Rem cho đến 2 ly là nhiều, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ Veneer.
Nếu một cây gỗ dày 300mm và rộng 200mm, dài 2500 mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 – 3000 m2 gỗ Veneer, tùy từng loại hao hụt.
Sau khi được lạng, những miếng gỗ Veneer sẽ được dán vào các loại gỗ công nghiệp như: gỗ MDF, gỗ ván dán, gỗ Figer, gỗ ván dăm để làm ra các sản phẩm nội thất khác nhau. Đặc điểm của gỗ Veneer đó chính là được lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ không khác gì so với gỗ tự nhiên.
Ưu điểm: Gỗ Veneer có giá thành rẻ và hợp lý với người tiêu dùng, một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ Veneer có thể sản xuất rất nhiều bàn, ghế, các vật dụng về gỗ … Loại này có bề mặt sáng, chống cong vênh và mối mọt rất tốt, có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, hoặc có thể chạy chỉ chìm … mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ thịt được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger – ngón tay) để tạo ra độ dài, rộng thì gỗ Veneer lại được biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Nhược điểm: do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ Veneer không chịu được nước, dễ bị sứt mẻ. Khi đã thành sản phẩm mà di chuyển nhiều thì dễ bị hư hỏng, rạn nứt. Chính vì vậy gỗ Veneer được nhiều người dùng tuy nhiên phải được đặt ở những nơi quanh năm không bị tiếp xúc với nước và cố định, ít di chuyển.
Hiện nay, ở các nước châu Âu, châu Mỹ hoặc một vài nước hiện đại ở châu Á thì việc dùng gỗ Veneer vào chế tạo các sản phẩm nội thất đã có từ cách đây 30 – 40 năm. Nắm bắt được xu thế khi việc sử dụng gỗ tự nhiên sẽ khiến cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, họ đã tìm ra nguồn vật liệu thay thế và chính vì vậy gỗ Veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà lại bảo vệ được môi trường sinh thái, chống xói mòn rừng và cứu cả nhiệt độ nền của thế giới. Việc chế tạo ra gỗ Veneer chính là nắm bắt được thị hiếu vô cùng lớn của thị trường trong thế kỷ 21 hiện nay.
Bài cùng chủ đề:
Cùng chuyên mục:
Block "bai-viet-moi" not found