Các loại gỗ quý hiếm có mùi thơm dùng cho nội thất không nhiều, chỉ có vỏn vẹn 6 cái tên được cho vào danh sách gỗ đắt như vàng, bao gồm: Trầm Hương, Ngọc Am, Hoàng Đàn, Xá Xị, Long Não và gỗ Sưa. Để nhận biết gỗ thông qua mùi thơm bạn nên tham khảo những bí quyết sau đây:
Phân biệt gỗ Trầm Hương thật và gỗ Trầm Hương giả
Gỗ Trầm Hương thường có mùi “khí anh tú”, loại khí này được kết tinh trong gió và có mùi hương trầm, gọi chung là trầm hương nhưng sự thật có hai thứ là Trầm và Kỳ.
Gỗ cây Trầm Hương kết tinh trong gió và có mùi hương trầm
Trầm tức là trầm hương, kỳ tức là kỳ nam. Kỳ nam là thứ trầm khi ngửi có nhiều mùi dầu, còn trầm là thân gỗ có ít mùi dầu. Thông thường gỗ nhiều mùi dầu hiếm hơn là gỗ có hàm lượng dầu nhỏ hơn. Ngoài ra, cách nhận biết gỗ Trầm Hương thật hay giả bạn có thể đun miếng trầm trong nước từ 1-2 tiếng. Nếu nước trong và có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng, miếng Trầm hương của bạn là thật. Nếu nước phai mầu thì đó là Trầm giả.
Cách nhận biết Gỗ Sưa
Gỗ đốt thơm như Trầm cũng có thể cất lấy tinh dầu như tinh dầu Đàn Hương, Chiết xuất từ gỗ có tính chất làm tan sưng, ra mồ hôi và trợ tim. Từ thời vua chúa phong kiến Trung Quốc đã sử dụng gỗ Sưa đã được dùng làm đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu quý…
Ngoài ra bạn có thể nhận biết gỗ Sưa thật hay giả bằng các cách đơn giản sau:
Cách 1: Làm sạch và dùng dao cắt mẫu gỗ sưa thành những lát thật mỏng sau đó cho tất cả vào 1 cốc nước ấm, nếu hiện tượng xẩy ra là trên bề mặt nước có hiện lên 1 lớp màng óng ánh rất mỏng giống như lớp dầu thì tỉ lệ đó là gỗ sưa là rất cao.
Cách 2: Nhận biết bằng mùi hương là cách nhận biết gỗ sửa đỏ còn chính xác hơn cả bằng mắt:
Với cách này thì cần người giám định phải có kinh nghiệm lâu năm. Đầu tiên là cần cạo sạch lớp bụi bẩn bên ngoài gỗ, lúc này sẽ thấy xuất hiện màu đỏ, sau đó ngửi vào thớ gỗ sửa này nếu có mùi thơm ngát hương trầm, cảm giác dễ chịu. Hoặc là đốt cho cháy từ từ miếng gỗ đó lên nếu khói tỏa hương thơm, cho ra tàn tro màu trắng ngà thì đó chắc chắn là gỗ sưa đỏ.
Việc đánh giá chất liệu, độ bền đẹp cho đến tính ứng dụng và giá thành bạn tham khảo bài viết Hướng dẫn cách phân biệt gỗ sồi và gỗ sưa
Cách nhận biết loại gỗ quý hiếm Ngọc Am
Ngọc Am là cây gỗ quý chỉ dùng cho các bậc vua chúa và đế vương, loại này quý ngang so với vàng bạc châu báu và ngọc ngà. Nếu sử dụng Ngọc Am để đóng đồ nội thất thì người xưa thường áp dụng cho phòng ngủ của các Hoàng Hậu, Phi Tần bởi nó có mùi thơm quyến rũ, ngây ngất lòng người khiến các bậc quân nhân bị mê hoặc.
==> Bạn đang muốn làm mới không gian gia đình bằng những chiếc cửa gỗ bạn có thể tham khảo mẫu cửa gỗ công nghiệp của nội thất Đức Khang tại đây.
Gỗ Ngọc Am có mùi thơm quyến rũ dùng cho phòng ngủ của các Hoàng Hậu, Phi tần
Gỗ Ngọc Am luôn tỏa ra hương thơm dễ chịu, thoải mái và bền mùi. Khi để lâu, gỗ sẽ có tuyết. Còn đối với Ngọc Am Lào thì đường vân sẽ to hơn, mùi hắc hơn.
Với những người chuyên môn cao, họ sẽ biết cách nhận biết gỗ ngọc am tự nhiên và tinh dầu. Tinh dầu có mùi rất mạnh và hắc, trong khi gỗ tự nhiên có mùi nhẹ hơn, thoang thoảng. Còn những người chưa có kiến thức về lĩnh vực này thì sẽ dễ dàng mắc lừa và mất tiền vô giá trị. Với những loại ngọc am giả thì làm giả rất dễ, vỏ ngoài là ngọc am nhưng bên trong thì chưa chắc là thật, có thể chỉ là loại gỗ rẻ tiền nào đó. Về mùi thơm thì vô cùng dễ lừa, họ có thể rắc tinh dầu lên cho có mùi.
Tuy là một loại gỗ quý, thế như theo như phân tích của các nhà khoa học, gỗ Ngọc Am có độc tính cao, gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Cụ thể, các nhà khoa học của Nhật Bản sau khi nghiên cứu về tinh dầu Ngọc Am đã kết luận rằng, loại tinh dầu này có độc tính với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật. Vì vậy, tinh dầu Ngọc Am chỉ thích hợp cho việc bảo tồn tế bào, bảo tồn xác ướp theo kinh nghiệm của người xưa. Bìa viết Bí mật về cây gỗ chế tinh dầu ướp xác chết sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.
Cách phân biệt loại gỗ thần thánh Hoàng Đàn
Gỗ Hoàng Đàn cũng được coi là loại gỗ quý hiếm bậc nhất nhì thuộc nhóm IA không chỉ bởi có mùi thơm lạ, nó còn được dùng làm thuốc, hương liệu, và mùi thơm gần giống với mùi gỗ Trầm Hương.
Hoàng Đàn không chỉ là một loại gỗ tốt, mềm, dễ đục đẽo, bền có mùi thơm mà còn có thể làm thuốc. Hơn nữa, nếu được so sánh về mùi thơm với gỗ sưa thì hương sưa chỉ thơm chỉ thoang thoảng, phải thính mũi lắm mới nhận ra được, còn hoàng đàn chỉ cần bước vào nhà đã ngửi thấy ngay. Hương thơm của hoàng đàn có thể xếp vào hàng đệ nhị chỉ đứng sau trầm hương.
Tuy nhiên, mùi thơm của Hoàng Đàn không có nhiều vị dầu như với gỗ Trầm Hương. Đây là hương thơm bền, hàng trăm năm vẫn giữ mùi thơm quý phái, độc đáo và quyến rũ. Hoàng Đàn được tôn sùng là gỗ thánh thần, loại gỗ này còn có thể làm thuốc, làm hương liệu, mùi thơm giống như trầm hương. Do đó, được rất nhiều người trong giới quý tộc săn tìm, cơn sốt hoàng đàn lúc rạo rực, lúc trầm lắng nhưng nó vẫn luôn được giới quý tộc săn lùng ráo riết từ vài chục năm nay.
Gỗ Hoàng Đàn màu vàng có dầu ở trong do đó nó có mọt màu vàng dịu đặc trưng mà không có loại gỗ nào có được.Gỗ Hoàng Đàn có dầu nên vĩnh viễn không bị mối mọt xâm lấn, gỗ màu vàng nên rất phù hợp để làm tượng Phật. Phần mùn cưa, vụn vặt của gỗ dư thừa ra được dùng để làm hương do có mùi hương nhẹ. Tinh dầu thơm lưu lại hàng trăm năm nên được chiết xuất để làm nước hoa.
Mùi thơm đặc trưng tinh dầu gỗ Hoàng Đàn còn có tác dụng xua đuổi gián, nhện, chuột. Ngoài ra còn giúp giảm căng thẳng, kích thích nhẹ nhàng, tạo cảm giác sảng khoái, bình yên, thư thái, giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng thần kinh, nâng cao cảm giác hưng phấn.
Điểm đặc biệt của gỗ Hoàng Đàn tuyết là phần tinh dầu từ trong gỗ tiết ra gặp không khí sẽ tạo nên một lớp tuyết óng ánh làm cho tác phẩm trở nên rất độc đáo. Phần nhựa hoặc tinh dầu càng nhiều và đậm đặc thì gỗ Hoàng Đàn lên tuyết càng dày, càng đậm đặc hơn. Tất cả các loại gỗ có hương thơm đều chung một nhược điểm là không lưu giữ được hương thơm lâu bền nhưng hương thơm của gỗ Hoàng Đàn có thể tồn tại hàng trăm năm.
Cây Hoàng Đàn không loại gỗ tốt, mềm, dễ đục đẽo, bền có mùi thơm mà còn có thể làm thuốc
Cây Hoàng đàn thường phân bố ở các dải núi đá vôi cao chót vót chạy từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Những năm 70-80 của thế kỷ trước, việc khai thác loại gỗ quý hiếm này ngày càng trở nên sôi động và quyết liệt hơn.
==> Bé nhà bạn đã đến tuổi tự lập, bạn đang có ý định sắm cho con yêu một chiếc giường ngủ mới nhưng còn phân vân chưa biết chọn loại nào vừa chất lượng lại hợp với ví tiền. Hãy đến với nội thất Đức Khang, bạn sẽ được tư vấn và thoải mái lựa chọn các sản phẩm giường ngủ Laminate cao cấp, hiện đại với giá thành vô cùng bình dân.
Tìm hiểu gỗ Long Não
Mùi hương của Long Lão thường giống mùi thuốc bắc, chính bởi vậy nó có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc chích dưới da thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
Mùi hương của Long Lão thường giống mùi thuốc bắc
Cách nhận biết gỗ Trắc Tự nhiên
Gỗ Trắc là tên riêng chỉ loài cây Dalbergia cochinchinensis, đôi khi cũng được gọi chung cho tên chi. Loài trắc còn có tên khác là cẩm lai Nam Bộ. Tính từ cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.
Cây gỗ lớn, cao 25 mét, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dầy màu vàng nhạt sau đỏ nâu. Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm. Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn. Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính, không đênu; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng. Nhị có cong thức 9+1. Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả.
Cây trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới.
Thân gỗ khi xẻ ra chế tác có mầu đỏ tươi như củ cà rốt, mùi thơm ngai ngái hắc . Gỗ Sơn huyết cũng có màu đỏ tương tự nhưng màu tối và sẫm hơn rất nhiều. Cũng vì điểm giống nhau như trên mà Sơn huyết hay được người ta làm giả Trắc vì trắc và Sơn huyết có giá vênh nhau tới mấy chục lần.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách nhận biết gỗ Trắc:
Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường) :
- Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm
- Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
- Tom (thớ gỗ): rất mịn , nhỏ, thi thoảng có tom màu đen.
- Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ. hoặc đốt , gỗ có tinh dầu nổ lóp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục.
- Cân : gỗ rất nặng, nặng hơn gỗ lim …
- Thực tế gỗ trắc để lâu ngày rất dễ nhầm với gỗ Cẩm Lai
Cần phân biệt Trắc đen với Trắc đỏ nhưng bị ngâm nước nên chuyển sang đen, nó thường ở dạng gỗ Lũa. Gỗ Trắc đỏ nhưng bị ngâm nước nên 1 phần bị đen
Gỗ trắc có vân rất đẹp và thớ mịn có mùi chua nhưng không hăng
Loài cây này được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).
Gỗ Trắc có vân rất đẹp và thớ mịn. Gỗ trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ trắc rất bền không bị mối mọt, cong vênh nguyên liệu chính dùng để sản xuất các loại bàn, ghế, tủ giám đốc. Vì sao loại gỗ này lại được sử dụng cho nội thất văn phòng giám đốc bạn đọc tìm hiểu tại bài viết: Ưu điểm của bàn làm việc bằng gỗ tự nhiên.
Ngoài ra gỗ trắc khi quay giấy giáp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
Cách phân biệt gỗ xá xị qua mùi thơm
Gỗ Xá Xị hay còn gọi là gỗ Gù hương là theo cách gọi của người miền Bắc gồm hai loại. Gỗ Gù hương đỏ màu sẫm đỏ vân rất đẹp. Loại này chỉ tìm thấy ở vùng rừng núi Quảng Ninh. Còn đại đa số ở vùng miền còn lại Gù Hương có màu vàng nhạt xám pha chút sắc xanh … có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng hoa Nhài.
Xá xị là một cây gỗ cao 12-18m, cành trưởng thành hình trụ, cành non hơi 4 cạnh, nhẵn bóng. Lá dài 12-18cm, rộng 5-7cm, 3 gân hoặc gân lông chim, cả hai loại gân cùng xuất hiện trên cùng một cành. Cuống lá gầy, ngắn chừng 4cm. Hoa trắng hơi có mùi thơm, mọc thành ngù ít hoa. Quả mọng hình cầu.
Gỗ xá xị thường được nhận biết bằng mùi bởi gỗ xá xị có mùi vị đặc trưng như mùi của loại nước ngọt xá xị nên rất dễ nhận biết bằng cách này. Có thể dùng giấy nhám hoặc vật cứng chà lên miếng gỗ thì sẽ cảm thấy đc mùi của loại gỗ này. Đây là cách nhận biết gỗ xá xị đơn giản nhất mà dân gian thường dùng.
Ở Việt Nam chưa thấy sử dụng vỏ, gỗ thân hay tinh dầu xá xị làm thuốc. Chỉ mới thấy sử dụng tinh dầu để chế biến nước xá xị uống giải khát. Tại Malaysia, người ta thường dùng gỗ cây làm thuốc bổ cho các em gái lúc tuổi dậy thì. Tại Giava, người ta dùng tinh dầu xá xị xoa bóp chữa thấp khớp, đau nhức.
Cùng chuyên mục:
Block "bai-viet-moi" not found