Hướng dẫn cách phân biệt gỗ sồi và gỗ sưa

Rate this post

Gỗ sồi hay Oak

Gỗ sồi hay Oak

Gỗ sồi bao gồm 2 loại: gỗ sồi màu trắng và gỗ sồi đỏ. Loại được sử dụng thông dụng hơn trong nội thất thường là gỗ sồi trắng, bởi màu sắc vân gỗ khá đẹp, khả năng chịu lực và chịu nước tốt hơn so với sồi đỏ.

Đặc điểm nổi bật của gỗ sồi là có “vân gỗ” khá đẹp, mặt có đốm hình và thớ gỗ từ tâm đốm hình đi ra. Sản phẩm được làm từ gỗ sồi thường có sự nhầm lẫn so với gỗ Tần Bì (ash) bởi nó có màu gần giống nhau. Đường vân cũng từa tựa nhau nhưng nhìn kỹ thì thớ, vân của gỗ sồi nhuyễn hơn một chút, hai loại này độ cứng, chất lượng tương đương nhau nhưng giá nhập gỗ tần bì rẻ hơn gỗ sồi 1 chút.Về cơ bản, hai loại gỗ này dùng đều ổn như nhau.

Bạn có thể tham khảo thêm cách phân biệt gỗ Veneer sồi và gỗ Veneer tần bì.

Gỗ sưa hay Fab

Gỗ sưa được cho là một loại gỗ quý mang lại giá trị kinh tế cao. Sưa hay còn gọi là gỗ trắc thối, huê mộc vàng hay huỳnh (hoàng)  đàn –  danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensisPrain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Gỗ sưa cũng gồm 2 loại: Sưa trắng và sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

Đặc điểm: Sưa là một cây gỗ thân nhỏ, có độ cứng vừa đủ, lại vừa dẻo dai, chịu được các tác động của thời tiết mưa nắng. Màu gỗ thông thường là màu đỏ, màu vàng, có vân đẹp ngang hàng khi được so sánh với gỗ sồi. Hơn nữa, đây cũng là loại gỗ có mùi thơm thoảng hương trầm, mùa rất đặc trưng.

Gỗ sưa hay Fab

– Cây gỗ sưa mọc ở môi trường đất ẩm thường không rụng lá và thường mọc xen cùng nhiều loại cây khác. Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu.

– Gỗ sưa trăm tuổi thông thường chỉ dùng phần lõi, có thớ mịn, nhiều hoa văn đẹp. Sưa đỏ có giá trị cao hơn gỗ sưa trắng. Đặc biệt  gỗ sưa đen rất hiếm gặp – người ta gọi là  tuyệt gỗ. Nếu bắt gặp loại này dùng làm nội thất gia đình hay văn phòng thì được cho là điều may mắn nhất. Gỗ sưa đắt hơn gỗ sồi và nhỉnh hơn về mặt chất lượng cũng như nhiều mẫu mã hoa văn hơn.

– Theo quan niệm phong kiến, gỗ sưa nếu dùng để đóng quan tài thì có khả năng giữ được xác lâu hơn mà không bị phân hủy. 

– Gỗ sưa được ứng dụng làm nội thất cung đình thời phong kiến, và được chế tác thành các tràng hạt gỗ trong giới phật giáo. 

– Gỗ sưa còn được kết hợp dùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Hiện gỗ sưa ở Việt Nam đang được các thương lậu Trung Quốc thu mua với giá cả rất cao và ảnh hưởng đến sự khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.