Những vấn đề thường gặp khi sơn PU và cách khắc phục

Rate this post

Sơn PU được sử dụng khá nhiều trong các đồ nội thất gỗ như bàn làm việc, tủ tài liệu, cửa gỗ… Nó là giai đoạn cuối hoàn thiện sản phẩm với mục đích giúp sản phẩm đẹp hơn và có tác dụng bảo vệ bề mặt. Thế nhưng nếu không cẩn thận thì chính lớp sơn này lại làm mất đi nét thẩm mỹ của sản phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục ra sao. 

Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những lỗi thường gặp khi sơn PU và cách khắc phục

Những vấn đề thường gặp khi sơn PU và cách khắc phục                             

Thứ nhất: Sơn bị nổi bọt khí

– Nguyên nhân:

+ Do lỗi chỉnh sai súng phun. Chỉnh ít khí quá hoặc thừa khí quá đều dẫn đến hiện tượng nổi bọt.

+ Lượng chất đóng rắn (hay còn gọi là cứng) nhiều quá, dẫn đến màng sơn đóng cứng quá nhanh làm khí không kịp thoát.

+ Bề mặt của lần sơn trước (như lót, sơn màu…) chưa kịp khô mà bạn đã tiến hành bước tiếp theo cũng gây ra hiện tượng trên.

– Cách khắc phục

Nếu bạn gặp phải vấn đề này thì cách khắc phục khá đơn giản bạn chỉ cần chỉnh lượng khí cho phù hợp ở súng phun (nút dưới cùng ngay gần ống khí nén nối với súng). Còn nếu là do lỗi pha cứng quá dư thì bạn nên điều chỉnh lại lượng cứng cho phù hợp

Thứ 2: Mặt sản phẩm có bụi li ti

Khi sản phẩm đã hoàn thiện bạn thấy trên bề mặt có các hạt san nhỏ lổi lên, sờ tay vào thấy ráp và có cảm giác sần sùi.

– Nguyên nhân:

+ Có thể bạn để chung sản phẩm hoàn thiện gần khu vực sơn quá dẫn đến khi bạn đang sơn sản phẩm khác thì các bụi cứng bay và bám vào.

+ Hoặc do xưởng sơn của bạn quá bụi, gần khu vực làm mộc thô hoặc vệ sinh quá kém dẫn đến bụi bay vào dính vào sản phẩm.

+ Do kỹ thuật sơn PU của bạn chưa chuẩn và hay xảy ra với sản phẩm 2 mặt hoặc các sản phẩm gắn cố định. Khi sơn bạn làm bụi cứng bay mù mịt dính vào mặt bên dưới của sản phẩm.

– Cách khắc phục

+ Khi sơn bóng xong nên đưa sản phẩm ra khu vực riêng, không để chung phòng với các sản phẩm đang phun dở dang.

+ Có khu vực riêng để sơn và cách ly với khu vực sản xuất. Trường hợp không gian không cho phép nên làm các vách ngăn kín che xung quanh.

+ Đối với các sản phẩm sơn 2 mặt, nên điều chỉnh súng phung cỡ nhỏ, có thể phun lâu 1 tý nhưng bụi cứng không bám vào mặt đã sơn xong. Hoặc sơn đều tay, nhanh và dứt điểm ngay.

Thứ 3: Sơn bị chảy xệ

– Nguyên nhân:

+ Do di chuyển súng phun không đều dẫn đến lúc quá mạnh tay thì lớp sơn ra nhiều quá làm cho chảy thành dòng.

+ Chỉnh súng phun không hợp lý làm cho lượng chất lỏng chảy ra nhiều hơn lượng khí của máy nén khí cũng gây ra hiện tượng trên.

+ Lớp sơn trước quá ướt, chưa kịp khô, bạn sơn đè lên làm chất lỏng bám không kịp và gây ra hiện tượng chảy sệ.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách bảo quản tủ quần áo gỗ đơn giản, hiệu quả

– Cách khắc phục

+ Chỉnh lại súng phun cho phù hợp, cân đối giữa lượng khí và lượng chất lỏng thoát ra sao cho phù hợp. 

+ Nếu chưa quen, nên để sản phẩm nằm ngang để sơn thay vì để sản phẩm đứng. Các góc cạnh nên sơn lướt nhẹ tay và nhiều lần, thay vì 1 lần thật đậm.