Gỗ Veneer và MFC – Melamine có điểm gì giống và khác nhau?

Rate this post

1. Gỗ Veneer là gì? Gỗ Melamine là gì? 

Veneer là gì

Nói nôm na cho dễ hiểu: Bề mặt Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các thân cây gỗ quý như: óc chó, tần bì, xoan đào, sồi… gỗ Veneer chỉ dày từ 1Rem cho đến 2ly là nhiều, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ Veneer.

Sau khi được lạng, gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ Veneer không khác gì gỗ tự nhiên cả. Và tất nhiên giá thành của các loại gỗ này rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, mà vẫn mang vẻ đẹp riêng biệt và đẳng cấp của gỗ tự nhiên.

Ngoài ra nó còn có nhiều tính năng như chống cong vênh, mối mọt, có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại… mà vẫn giữ được nét đẹp của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger (tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ Veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp.

Bề mặt gỗ Veneer được lạng mỏng
Bề mặt gỗ Veneer được lạng mỏng

Có khá nhiều sản phẩm đồ nội thất được làm bằng gỗ veneer, hầu hết đều là những sản phẩm cao cấp dành cho người ở vị trí lãnh đạo như bàn giám đốc, hoặc là đồ nội thất tại những vị trí quan trọng, dễ thấy.

Melamine là gì?

Bề mặt Melamine hay MFC cũng sở hữu vai trò bề mặt nhưng thực chất là sử dụng chất liệu nhựa được phủ lên bề mặt cốt gỗ. Bao gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.

Gỗ công nghiệp melamine được cấu tạo gồm 2 thành phần: cốt gỗ công nghiệp (cốt ván dăm, cốt hdf, cốt mdf thường hoặc loại chống ẩm) và bề mặt của code gỗ được dán một lớp chất liệu melamine với độ dày khoảng 3mm đến 4mm.

Loại vật liệu này có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, sản xuất từ những loại gỗ có thời gian thu hoạch ngắn như: xoan, bạch đàn, cao su… các các cành cây được nghiền thành bột, trải qua nhiều công đoạn sấy, tách nhựa, trộn phụ gia và keo rồi ép thành tấm theo kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu người sử dụng.

Gỗ công nghiệp Melamine
Gỗ công nghiệp Melamine

Chất lượng của loại gỗ này phần lớn phụ thuộc vào mật độ của các hạt gỗ được tạo thành trong quá trình chế tạo. Nếu mật độ hạt gỗ dày, màu sắc bên trong thanh gỗ sẽ giống nhiều với màu gỗ thực và cứng đến mức không thể uốn cong.

Các tấm gỗ sau khi ép sẽ được ép melamin đủ các màu hoặc vân gỗ tùy chọn, rồi tráng lớp hoàn thiện để chống ẩm, chống trầy xước. Gỗ công nghiệp melamine được ứng dụng phổ biến trong chế tạo nội thất nhà ở lẫn văn phòng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Trong đó, tủ hồ sơ là một sản phẩm nổi bật được tạo thành từ chất liệu gỗ melamin.

Veneer và Melamine có nhiều ứng dụng trong thiết kế nội thất như tủ bếp, tủ văn phòng, bàn họp, bàn làm việc, vách ngăn văn phòng,… Nếu bạn quan tâm tới sản phẩm vách ngăn văn phòng, bạn có thể xem thêm mẫu vách ngăn văn phòng bán chạy nhất của Đức Khang

2. So sánh gỗ Veneer và MFC (Melamine)

Đặc điểm chung gỗ Veneer và MFC (Melamine)

  • Đều được phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp để làm ra các sản phẩm nội thất.
  • Đều phải qua gia công chế biến sản xuất

Điểm khác nhau giữa gỗ Veneer và MFC (Melamine)

  • Gỗ Veneer là vân gỗ tự nhiên (lạng mỏng từ gỗ tự nhiên), ngược lại MFC là vân gỗ nhân tạo.
  • Bề mặt gỗ Veneer sau khi hoàn thiện được phủ sơn PU còn với MFC bề mặt được hoàn thiện bằng công nghệ tạo nhựa cứng lên bề mặt có thể dùng đầu chìa khóa cạo không xước, độ nhẵn bóng tương đối tốt.
  • Veneer thưởng phủ lên ván ép hoặc cốt gỗ MDF, còn với Melamine thường phủ lên ván dăm vì có độ cứng cao. 
  • Ván ép phủ Veneer khi làm nội thất thường dùng lõi phi long hoặc phi mã, nếu dùng ván khác dễ bị bong lớp gỗ. Veneer nên dùng nhập khẩu (indo, mỹ), nếu dùng Vân xoan đào thì dùng của Việt Nam, không nên dùng Veneer nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngược lại Melamine hay MFC lại phủ lên ván dăm hoặc cốt gỗ MDF. Đây đều là chất liệu chính để làm nên những mẫu cửa gỗ đẹp bán chạy nhất của Đức Khang.
  • Tấm gỗ có độ đàn hồi cao nếu là Veneer, với MFC tấm gỗ cứng nếu phủ lên ván dăm (bột gỗ)
  • Bề mặt ván làm cánh tủ, hồi tủ muốn phẳng phải chọn kỹ, thông thường để đảm bảo độ phẳng dùng Veneer phủ MDF. Trái lại bề mặt ván MFC có độ phẳng tuyệt đối không bị gợn sóng.
  • Gỗ Veneer không dùng xăng, dầu, hóa chất lau chùi bề mặt khi bẩn, còn với MFC thì hoàn toàn có thể.

Những mẫu cửa gỗ Melamine được ưa chuộng

Những mẫu gỗ Melamine đang được khách hàng săn đón

  • Đặc biệt gỗ Veneer nếu bề mặt bị mốc khi ngấm nước thì không xử lý được, còn với bề mặt Melamine không bao giờ bị mốc, ngoại trừ cạnh ván.
  • Khả năng chống ẩm của Veneer tốt hơn MFC bởi vậy không cần dán cạnh
  • Gỗ Veneer sẽ bị phai mầu theo thời gian sử dụng thường là 3- 5 năm (nếu dùng mầu khác mầu gốc của gỗ. Trái lại MFC khó phai mầu trong quá trình sử dụng (bề mặt đã được phủ nhựa)
  • Sơn mầu theo ý thích với Veneer còn với MFC là nhựa nhân tạo nên có thể sản xuất màu tùy thích.
  • Với gỗ Veneer có thể tạo được những hình dáng phức tạp như uốn cong, còn MFC thì không thể .

3. Cách phân biệt gỗ Veneer và gỗ tự nhiên

Gỗ Veneer và gỗ tự nhiên có bề mặt hoàn toàn giống nhau, để phân biệt chúng ta dựa trên 3 cách sau:

1. So sánh 2 mặt của gỗ

  • Nếu 2 mặt có thớ gỗ và vân gỗ tương đồng nhau là gỗ tự nhiên.
  • Còn nếu 2 mặt có thớ gỗ và vân gỗ khác nhau là gỗ Veneer.

2. Xem mặt cắt của gỗ

  • Mặt cắt có các thớ gỗ liền mạch, tương đồng là gỗ tự nhiên.
  • Mặt cắt thấy rõ nhiều lớp riêng biệt là gỗ Veneer.

3. Chà lên bề mặt gỗ

  • Nếu lớp bên trong đồng màu, không bị lộ là gỗ tự nhiên.
  • Nếu lớp bên trong lộ rõ màu và vân gỗ loại khác là gỗ Veneer.

Bài viết hay liên quan: