Cùng với nhiều loại gỗ thông dụng khác như: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, Veneer là một trong những tên gọi khác bản chất là gỗ tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Sản phẩm được làm từ chất liệu này khá đa dạng, từ bàn ghế kệ tủ cho đến vách ngăn và nhiều phụ kiện nội thất khác cũng được áp dụng.
Gỗ Veneer là gì và cách tạo ra gỗ Veneer như thế nào?
Thực chất Veneer chính là gỗ tự nhiên được lạng mỏng thành nhiều thớ gỗ khác nhau vớ bề dày chỉ khoảng tử 1rem (đơn vị đo bề dày gỗ) đến 2 ly là nhiều, đối với cây gỗ lớn có kích thước: dày 300mm, rộng 200mm, dài 2500mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 – 3000m2 thớ gỗ veneer khác nhau. Bởi vậy, sử dụng gỗ veneer trong thiết kế nội thất là một bài toán kinh tế đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng, vừa đảm bảo chất lượng mà giá thành cũng mềm hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
Ưu điểm của các sản phẩm nội thất sử dụng chất liệu gỗ veneer là:
– Giảm được sự co ngót cong vênh vốn có của gỗ tự nhiên.
– Có thể làm được các bền mặt phẳng rộng và gỗ tự nhiên không thể làm được như các mặt cánh tủ áo, tủ bếp gỗ công nghiệp, các mặt kệ mặt bàn….
– Vân gỗ đẹp vì được chọn lựa trước khi lạng.
– Có thể ghép các đường vân chéo, ngang tạo nên các sản phẩn nội thất rất đẹp.
– Giá của các sản phẩn gỗ veneer rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, Các sản phẩm được làm từ gỗ veneer thường có giá thành đắt hơn so với những bề mặt khác như: Melamine và Laminate, để nhận biết giữa sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên so với sản phẩm làm từ gỗ veneer đó là điều hoàn toàn gần như không thể, bởi những sản phẩm này xét về độ bền đẹp thì không hề kém cạnh, về kiểu dáng và mẫu mã thậm chí có thể hơn hẳn.
Gỗ veneer là loại gỗ rất bền bỉ, bề mặt nhẵn bóng, màu sắc vân gỗ tự nhiên rất gần gũi và thân thuộc với con người, hơn nữa gỗ ít bị cong vênh mối mọt nên rất dễ dàng gia công và được sử dụng cho các công trình khó, với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những loại gỗ công nghiệp thông thường nên gỗ veneer tạo ra các sản phẩm đồ gỗ nội thất có phong cách tối giản hình khối như: bàn giám đốc, bàn trưởng phòng, bàn họp, các loại vách ngăn văn phòng… thường có tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt, màu sắc vân gỗ đẹp sang trọng rất hợp với các không gian nội thất văn phòng hiện đại. Nếu bạn đọc quan tâm tới các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ Veneer bạn có thể tham khảo tại https://vachnganvietnam.vn
Nhược điểm của các sản phẩm sử dụng chất liệu gỗ veneer là:
– Vì làm trên cốt gỗ công nghiệp không chịu được nước và thường bị rạn nứt khi vận chuyển nhiều vì vậy các sản phẩn gỗ veneer chỉ thường được sử dụng làm vách ốp tường hay các nội thất trong phòng ngủ hoặc phòng khách hay văn phòng ít được sử dụng trong nhà bếp, nhà vệ sinh hay các đồ dùng ngoài trời…
Các cây gỗ như: xoan đào, gỗ sồi, óc chó, tần bì… đều được lạng mỏng thành gỗ Veneer (xem thêm), sau khi đã qua sơ chế những tấm gỗ này được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp như: cốt gỗ ván dăm, cốt gỗ ván dán, cốt gỗ ván mịn, cốt gỗ MDF… để tạo thành các sản phẩm nội thất. Trong đó, gỗ Veneer sồi và tân bì rất khó để nhận biết, nếu bạn không phải là người trong ngành thì thực sự để phân biệt được chúng không phải là điều đơn giản, những chia sẻ từ bài viết:
- Phân biệt gỗ Veneer Sồi và gỗ Veneer Tần Bì
- So sánh gỗ Veneer và MFC – Melamine
- Gỗ Veneer óc chó có những đặc điểm gì?
Sau đây là một số công trình thiết kế nội thất từ chất liệu Veneer mà nội thất Đức Khang đã thi công:
Ốp tường Veneer tại Công ty CP CEO Phạm Hùng
Bàn họp Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Thanh Hóa được làm từ gỗ Veneer
Hệ thống ốp tiêu âm được làm từ gỗ Veneer cao cấp tại hội trường Vietsovpetro – Vũng Tàu
Bàn họp, ốp tiêu âm tại hội trường đa năng Học viện Ngân hàng đều làm từ gỗ Veneer
Trên thị trường còn xuất hiện một loại khác cũng là Veneer nhưng được nhập khẩu từ Trung Quốc với bề dày 3 ly nhỏ hơn rất nhiều so với bề dày gỗ Veneer cao cấp rem thông thường. Hy vọng rằng khách hàng có thể phân biệt gỗ veneer và gỗ tự nhiên để đưa ra những lựa chọn phù hợp. Nếu bạn quan tâm tới các dự án mà Đức Khang đã thực hiện bạn có thể liên hệ tới SĐT: 098 311 7896 để được tư vấn và những ưu đãi khác về giá cả và dịch vụ.
Cùng chuyên mục:
Block "bai-viet-moi" not found