7 bước thi công vách ngăn văn phòng của nội thất DKF

Rate this post

Tuy nhiên nếu bạn tò mò muốn biết, mời bạn tham khảo về 7 bước thi công vách ngăn văn phòng của nội thất Đức Khang (DKF) dưới đây.

Bước 1: Khảo sát, đo đạc diện tích để tính toán kích thước vách ngăn

Quy trình thi công vách ngăn văn phòng đòi hỏi sự chính xác cao, do đó việc đầu tiên mà đơn vị thi công của Nội thất Đức Khang cần làm chính là khảo sát, đo đạc thực tế không gian. Từ đó tính toán kích thước, số lượng vách ngăn, phụ kiện… một cách chuẩn xác nhất.

Công đoạn này đòi hỏi đơn vị nội thất phải chú tâm cẩn thận vì chỉ cần sai sót một chút thì có thể phải chỉnh sửa lại rất mất thời gian, công sức, toàn bộ dự án cũng sẽ bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Thậm chí, nếu như kích thước lớn hơn thực tế thì có thể không sử dụng được vách ngăn đó.

Bước 2: Tư vấn loại vách ngăn, loại phụ kiện phù hợp với yêu cầu khách hàng

Tư vấn cho khách hàng loại vách ngăn phù hợp cũng là việc làm cần thiết trước khi tiến hành lắp đặt vách ngăn văn phòng. Hiện nay vách ngăn văn phòng có khá nhiều loại với mức giá khác nhau: vách ngăn gỗ, vách ngăn nỉ, vách ngăn kính, hoặc vách ngăn kết hợp gỗ – kính, nỉ – kính, gỗ – nỉ, kính – nỉ…. Bạn có thể tham khảo chia sẻ so sánh vách ngăn veneer với các loại vách ngăn văn phòng khác để có lựa chọn phù hợp.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà các doanh nghiệp nên lựa chọn loại vách ngăn văn phòng phù hợp. Đơn vị thi công của nội thất Đức Khang sẽ tư vấn cho khách hàng những ưu nhược điểm của từng loại vách ngăn. Chẳng hạn vách ngăn gỗ thường mang đến vẻ ngoài sang trọng, dễ vệ sinh lau chùi nhưng giá thành khá đắt. Vách ngăn bằng nỉ giá mềm hơn nhưng dễ bám bụi, khó vệ sinh….

Để biết cụ thể hơn đặc điểm, giá các loại vách ngăn, mời bạn tham khảo tại vách ngăn văn phòng đẹp của nội thất Đức Khang.

Với phụ kiện vách ngăn cũng tương tự như vậy.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ thi công vách ngăn văn phòng

Các dụng cụ cơ bản để thi công gồm có:

  • Búa
  • Kềm
  • Kềm rút ri-vê
  • Kéo cắt
  • Kéo cắt ty
  • Tuốc-nơ-vít
  • Khóa 10
  • Thước dây
  • Dây căng, quả dọi
  • Ống cân ni-vô
  • Ổ cắm quay
  • Khoan điện
  • Cưa
  • Dao trét
  • Dao nhọn
  • Viết chì
  • Thước thủy
  • Dụng cụ bảo hộ, thang nhôm

Lưu ý: Số lượng dụng cụ dùng trong quá trình thi công nên phù hợp với quy mô nhóm thi công khung vách ngăn.

Bước 4: Chuẩn bị vật tư lắp vách ngăn văn phòng

 Những loại vật tư cần thiết cho quá trình thi công vách ngăn văn phòng bao gồm:

  • Thanh ngang TC66, TC76
  • Thanh đứng TC65, TC75

Các loại thanh đứng và thanh ngang cho vách ngăn

Các loại thanh đứng và thanh ngang cho vách ngăn

Bước 5: Thi công khung vách ngăn văn phòng

Đây là công đoạn quan trọng nhất. Bước này cần thực hiện những công việc sau:

Lắp thanh ngang TC66 hoặc TC76

Xác định vị trí thanh lắp thanh ngang trên sàn và trần nhà (kiểm tra bằng quả dọi và kiểm tra độ vuông góc của thanh ngang với tường), độ sai lệch giữa 2 thanh không quá 2 mm, độ hở giữa thanh và sàn/ trần không quá 5 mm. Cố định mỗi thanh bằng 4 vis mũ, khoảng cách giữa các vis là 500 mm.

Lắp thanh đứng TC65 hoặc TC75

Lắp các thanh đứng vào thanh ngang, một đầu của thanh đứng cách trần 6÷10 mm,khoảng cách giữa các thanh đứng là 600 mm (hoặc 406, 305 mm) tùy theo bề rộng tấm thạch cao. Kiểm tra độ phẳng các thanh đứng bằng cách dùng dây căng ngang và kiểm tra khe hở giữa dây và thanh. Cố định các thanh bằng vis mũ hoặc rivê.

Lắp thanh liên kết ngang

Để khung vách ngăn văn phòng ổn định ta nên lắp các thanh liên kết ngang, khoảng cách giữa các thanh là 600 mm.

Lưu ý: Sau khi thi công xong phần khung vách ngăn phải chờ các bộ phận khác như: điện, nước … lắp đặt xong rồi mới lắp phần bên trong vách.

Khung mô hình của vách ngăn khi thi công

Khung mô hình của vách ngăn khi thi công

Bước 6: Lắp phần bên trong khung vách ngăn

Sau khi hoàn thành khung vách ngăn, việc lắp vật liệu bên trong vách khá đơn giản. Tùy vào chất liệu khách hàng lựa chọn (như gỗ hay nỉ, kính hoặc kết hợp giữa các chất liệu) mà đơn vị thi công tiến hành thực hiện.

Bước 7. Vệ sinh, nghiệm thu, bàn giao

Sau khi thi công xong, bộ phận thi công của nội thất Đức Khang trách nhiệm xử lý sạch bề mặt vách ngăn. Do đó trong quá trình lắp ráp khung vách ngăn đội thi công nên mang găng tay sạch, không để khung vách ngăn dưới đất để giảm thiểu việc vệ sinh. Nếu khách hàng đã hài lòng thì đơn vị thi công sẽ bàn giao cho khách.

Khách hàng cũng cần lưu ý, thi công vách ngăn văn phòng thì không phải lắp đặt xong thì được gọi là thành công. Khi nghiệm thu khách hàng cần chú ý vách ngăn có được lắp đặt một cách chắc chắn hay không, các tấm vách ngăn tạo dáng đứng vững chắc hay không. Phải đảm bảo vách ngăn không bị xô lệch, không bị nghiêng ngả. Những thiết kế hiện đại đã giúp cho việc thi công, lắp đặt vách ngăn trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên khách hàng cũng không nên quá chủ quan mà hãy thật lưu ý, cẩn trọng trong từng công đoạn có những vách ngăn chắc chắn, đảm bảo thẩm mỹ cho văn phòng.

Ngoài ra, bạn cần có thiết kế tổng quan cho văn phòng một cách hợp lý với công việc ngay từ đầu, để tránh 4 thiết kế văn phòng sai lầm khiến bạn không thể sáng tạo.