Tủ bếp Veneer là một dòng sản phẩm tủ bếp bằng gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nội thất. Nhưng không hẳn ai cũng biết về loại gỗ này, các đặc tính cũng như ưu nhược điểm của nó để áp dụng cho ngôi nhà của mình. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những kiến thức tổng quan nhất về tủ bếp làm bằng chất liệu Veneer này.
Trước tiên, để hiểu được về loại sản phẩm tủ bếp trên, chúng ta cần hiểu rõ chất liệu gỗ này là gì? Có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Gỗ Veneer là gì?
Gỗ Veneer chính xác là gỗ công nghiệp được phủ trên bề mặt một lớp gỗ tự nhiên. Lớp gỗ này được bào mỏng từ những thân gỗ tự nhiên to và lâu năm. Lớp gỗ chỉ dày từ 0,1 – 0,2 mm, sau quá trình xử lý, gỗ Veneer đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng một trong những lợi ích đó là bạn không phải lo tìm cách diệt mối. Một thân gỗ tự nhiên có thể được bào mỏng và cho ra rất nhiều loại gỗ Veneer.
Một số loại gỗ Veneer có mặt trên thị trường
Như vậy, cốt gỗ của loại tủ bếp này vẫn là gỗ công nghiệp , được sản xuất từ dăm gỗ, bột gỗ hay gỗ bóc, sử dụng keo dán và máy móc công nghiệp để ép thành những tấm ván có độ dày mỏng, to nhỏ khác nhau. Điểm khác biệt ở đây là những tấm ván ép được phủ trên bề mặt một lớp gỗ tự nhiên Veneer. Lớp gỗ này sẽ nằm ngoài cùng vừa dùng để trang trí vừa dùng để bảo vệ các lớp gỗ bên trong.
Ưu điểm của tủ bếp Veneer
Khi sử dụng dòng sản phẩm tủ bếp gỗ công nghiệp chất liệu Veneer, chúng ta sẽ cảm nhận được những ưu điểm và nhược điểm của nó.
So với gỗ tự nhiên nguyên khối thì gỗ Veneer có giá thành rẻ và hợp lý với mọi đối tượng sử dụng, phù hợp với nhu cầu kinh tế của từng gia đình hơn. Bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời tiết thay đổi, cho phép bạn có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị bai màu, mất màu.
Đặc biệt, chất liệu gỗ cao cấp này có thể ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ, đảo vân hoặc có thể chạy chỉ chìm trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của toàn sản phẩm. Màu sắc gỗ gần gũi với con người và thân thiện với môi trường.
Để có một không gian phòng bếp đẹp nhất, bạn nên tham khảo cách chọn lựa và bố trí nội thất để không gian bếp trở nên tiện nghi và thể hiện được sở thích của mình qua bài viết: Gợi ý lựa chọn nội thất cho phòng bếp
Nhược điểm của tủ bếp Veneer
Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ Veneer hạn chế về độ chịu nước, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì nhanh bị rạn nứt. Vì vậy, tủ bếp gỗ công nghiệp Veneer thường chỉ được sử dụng ở những vị trí khô ráo, ít tiếp xúc với nước nếu không sẽ rất dễ bị mối tấn công đồng thời phải ít di chuyển. Điều này không đáng ngại bởi tủ bếp về cơ bản là sản phẩm nội thất hiếm khi phải xê dịch.
Xem thêm: Ngắm những mẫu phòng bếp bằng gỗ mộc mạc và ấn tượng
Nhưng nếu bạn tìm đến những đơn vị đóng tủ bếp gỗ công nghiệp uy tín, chất lượng thì mọi nhược điểm này đều sẽ được khắc phục. Với bàn tay khéo léo, kỹ thuật chuyên nghiệp của đội ngũ thợ và kiến trúc sư, tủ bếp Veneer sẽ trở nên bền đẹp hơn theo thời gian.
Cùng chuyên mục:
Block "bai-viet-moi" not found