Veneer là gì? Gỗ veneer là gì? Tìm hiểu sản phẩm cửa Gỗ Veneer

Rate this post

Veneer là gì?

Veneer là loại vật liệu quen thuộc trong lĩnh vực nội thất. Veneer dùng để nói đến một loại ván gỗ dán. Bản chất của tấm Veneer cũng là gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi khai thác sẽ được cắt (bóc ly tâm) thành những lát mỏng từ 0.3mm – 0.6mm, chiều rộng tuỳ theo kích thước loại gỗ, trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240mm. Các lát gỗ này sau đó được phơi và sấy khô thành những tấm Veneer thành phẩm.

Gỗ veneer là gì?

Gỗ veneer chính là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lát mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Gỗ veneer cso độ dày chỉ từ 1Rem cho đến 2ly. Nếu cây gỗ dày 300mm, rộng 200mm và dài 2500mm thì sẽ lạng ra khoảng 1500 – 3000m2 gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt. Sau khi được lạng, gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ figer, gỗ ván dăm,… để làm ra các sản phẩm nội thất.

Tìm hiểu sản phẩm gỗ veneer

Các sản phẩm được tạo ra từ gỗ veneer rất đa dạng, một số loại hay dùng như:

1. Bàn, tủ, hộc dành cho lãnh đạo gỗ veneer

Veneer thường được dùng trong sản xuất bàn làm việc giám đốc, bàn phòng bằng gỗ, tủ tài liệu, vách ngăn bàn làm việc.. . Đây là những sản phẩm nội thất văn phòng cao cấp nên giá cả thường vào loại cao nhất, và hiện nay chỉ có nội thất cao cấp Hòa Phát cung cấp các sản phẩm nội thất văn phòng từ gỗ Veneer đại trà.

Bàn giám đốc gỗ veneer

Gỗ công nghiệp phủ Veneer mang đến cho không gian phòng lãnh đạo một vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp của gỗ tự nhiên trong khi chi phí lại rẻ hơn nhiều, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng bởi cấu tạo gỗ Veneer chỉ có bề mặt là gỗ tự nhiên, còn phần cốt gỗ là gỗ công nghiệp. Sự đa dạng về màu sắc, trang trí vân gỗ cũng là lý do gỗ Veneer được ưa chuộng trong thiết kế nội thất dành cho lãnh đạo.

Không phải ai cũng am hiểu được tất cả các loại chất liệu gỗ nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn các thiết bị nội thất bằng gỗ Veneer thì tham khảo ngay bài viết Cách chọn gỗ veneer.

2. Vách ngăn gỗ Veneer

Vách ngăn văn phòng, vách ngăn di động hay vách ngăn hội trường đều có thể sử dụng gỗ Veneer. Có nhiều thương hiệu nội thất đẩy mạnh mặt hàng này bởi xu hướng những năm gần đây người ta sử dụng vách ngăn thay cho tường gạch rất nhiều. Vách ngăn gỗ Veneer có cấu tạo bằng khung nhôm và tấm vách ngăn là gỗ Veneer nên đảm bảo được độ bền chắc cho sản phẩm. 

Vách ngăn văn phòng làm từ gỗ veneer

Tùy theo quy định và cấu tạo của từng loại vách ngăn mà kích thước của gỗ Veneer khác nhau trong những trường hợp khác nhau.

3. Tủ bếp gỗ Veneer

Gỗ Veneer trong thiết kế tủ bếp được sử dụng cốt gỗ công nghiệp MFC (MFC thông thường với tủ bếp trên và MFC lõi xanh chống ẩm với tủ bếp dưới thường xuyên tiếp xúc với ẩm ướt). Loại cốt gỗ này có khả năng hạn chế ẩm mốc, mối mọt và cong vênh, phù hợp với khí hậu nhiệt đới hơn gỗ tự nhiên, giá rẻ.

Gỗ Veneer trong thiết kế tủ bếp

Thêm vào đó, ưu điểm nổi bật của bề mặt này là sự đa dạng về màu sắc và các vân gỗ, họa tiết bề mặt có thể được làm nhìn giống hệt như gỗ hay chất liệu khác. Tuy nhiên cũng cần lưu ý độ bền và sức chịu lực của gỗ Veneer không cao như Laminate, dễ bị thấm nước dẫn đến hỏng hóc.

4. Cửa gỗ Veneer

Cửa gỗ Veneer là một trong những loại cửa gỗ được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì giá thành hợp lý, kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú. Thêm nữa vì đây là loại cửa làm từ cốt gỗ công nghiệp đã qua xử lý nên không bị mối mọt như cửa gỗ tự nhiên đây là một trong những Ưu điểm của cửa gỗ Veneer giúp sản phẩm ngày càng bán chạy trên thị trường.

Cửa bằng gỗ veneer sử dụng khá phổ biến hiện nay

Cửa gỗ Veneer được cấu tạo từ 3 thành phần chính là: Bề mặt gỗ Veneer 3 mm đến 5 mm, khuôn cửa gỗ công nghiệp Veneer có bề dày từ 2 đến 4cm, Cốt gỗ (kích thước 20mm x 20mm đan thành khung cánh, bên ngoài là lớp gỗ dán dày 5mm để tạo độ phẳng và trên cùng lớp Veneer). Các thành phần của cửa gỗ công nghiệp Veneer sau khi kết hợp với nhau tạo nên một cánh cửa cửa bền đẹp và có độ sắc nép. 

Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu sâu về sản phẩm có thể tham khảo quy trình và Cách tạo ra gỗ veneer.

Ngoài các sản phẩm trên, gỗ Veneer còn được sử dụng chủ yếu để đóng các sản phẩm nội thất gỗ khác ở những nơi ít tiếp xúc với nước như ván sàn, tủ quần áo, tủ âm tường, vách trang trí,…