3 điều cần chú ý trong thiết kế giảng đường trường đại học

Rate this post

1. Tiêu chuẩn thiết kế không gian giảng đường trường đại học

Tuy điều kiện ở mỗi trường là không giống nhau nhưng về cơ bản vẫn có những yêu cầu chung nhất, đó là: Không gian thoáng đãng, rộng rãi và có nhiều hơn 1 lối ra vào. Lý giải cho vấn đề này như sau:

  • Giảng đường cần phải có sức chứa lớn. Tùy theo quy mô mà cần có không gian tương ứng.
  • Người ngồi đông, nếu không gian quá chật chội sẽ khiến cho sinh viên cảm thấy mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng một cách tốt nhất.
  • Không gian quá chật hẹp cũng khiến cho sinh viên gặp phải những vấn đề về âm thanh.
  • Với một lối ra vào sẽ khiến cho sinh viên gặp khó khăn khi tan giờ giảng hoặc khi có các sự cố cần thoát hiểm.

Trần nhà cao không nên xây quá cao để tránh hiện tượng dội ngược âm nhưng cũng không nên xây quá thấp.

Tiêu chuẩn về diện tích phòng hội trường theo TCVN 3981:1985

Tiêu chuẩn về diện tích phòng hội trường theo TCVN 3981:1985

Khi bố trí các dãy ghế ngồi không gian giảng đường, có thể lựa chọn theo 2 cánh, bố trí ghế ngồi theo các hàng thẳng, hoặc bố trí ghế ngồi theo kiểu vòng cung. Các dãy ghế có thể nằm trên cùng mặt phẳng hoặc xếp cao dần theo hình bậc thang. Tuy nhiên, dù là bố trí theo kiểu nào cũng vẫn cần đảm bảo khoảng cách giữa hai dãy ghế để việc đi lại được thuận tiện.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3981:1985 về thiết kế giảng đường đại học, một dãy ghế có lối vào lối ra cả hai đầu thì chỉ nên có tối đa 12 – 14 chỗ, còn với dãy ghế sát tường và chỉ có 1 lối ra vào thì chỉ nên có tối đa 6 – 7 ghế mà thôi. Khoảng cách lý tưởng giữa các dãy ghế được đo từ lưng ghế trước đến lưng ghế sau tối thiểu là 900 mm. Khoảng cách chuẩn từ trung tâm chân đỡ này với ghế khác cần đảm bảo tối thiểu 560 – 600 mm. Tham khảo thêm trong hình bên dưới.

Tiêu chuẩn về khoảng cách ghế theo TCVN 3981:1985

Tiêu chuẩn về khoảng cách ghế theo TCVN 3981:1985

Khoảng cách giữa các dãy bàn trong cùng một dãy ít nhất phải là 700mm, khoảng cách từ bảng đến bục giảng ít nhất phải là 1000mm.

2. Nội thất cho giảng đường trường đại học

Một số đồ nội thất quan trọng mà một giảng đường đại học thường có: ghế hội trường, bục giảng, bàn giảng viên, bảng…

Ghế hội trường

Bạn nên lựa chọn những mẫu ghế hội trường của những thương hiệu uy tín để đảm bảo thiết kế đúng tiêu chuẩn, đảm bảo cho người ngồi có được tư thế ngồi thoải mái nhất. Nên lựa chọn những mẫu ghế hội trường cao cấp có bàn viết với những giảng đường hạn chế về diện tích và không sử dụng đến các dãy bàn. Còn nếu giảng đường của bạn có sử dụng đến những dãy bàn dài thì có thể dùng đến các loại ghế chân tĩnh hoặc ghế hội trường không có bàn viết. Ưu điểm của các mẫu ghế hội trường là có đệm bọc êm ái, giúp người ngồi có cảm giác thoải mãi, dễ chịu trong nhiều giờ. Phần đệm ngồi có thể tự động thu gọn khi không sử dụng đến.

Nếu quý khách đang tìm hiểu các mẫu ghế phù hợp dành cho không gian giảng đường đại học, mời tham khảo những mẫu ghế hội trường được cung cấp bởi noithathoaphat.pro – Nội thất Hòa Phát

Ghế hội trường Hòa Phát dành cho giảng đường

Bàn giảng đường

Bàn dành cho giảng đường đại học thường có thiết kế nhỏ gọn, chân đôi bám sàn. Bàn thường được làm từ gỗ công nghiệp, bề mặt phủ Melamine.

Bục giảng

Bục giảng là nội thất cần thiết để giáo viên có thể trình bày bài giảng của mình. Tùy theo nhu cầu mà nhà trường sẽ mua loại bục giảng phù hợp. Bục giảng thường được làm từ gỗ công nghiệp sơn PU công nghệ cao, vì vậy mà vừa có được độ bền, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Nếu bạn chưa hiểu sơn PU là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm tại Cách sơn PU.

Bảng

Diện tích mặt bảng (phần để viết) nhỏ nhất là:

  • 5m2 đối với giảng đường 50 – 75 chỗ;
  • 7m2 đối với giảng đường 160 – 150 chỗ;
  • 10m2 đối với giảng đường 200 chỗ và lớn hơn.

3. Yếu tố âm thanh, ánh sáng trong giảng đường đại học

Ánh sáng

Một số những lưu ý về ánh sáng mà giảng đường đại học cần phải đạt được là:

  • Độ rọi phải đảm bảo 300 – 500 lux (Lux là đơn vị tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt cụ thể, 1 Lux = 1 Lumnen/m²).
  • Đèn phải có chao chụp phản quang để tăng cường độ sáng, độ đồng đều khi phân bố ánh sáng.
  • Các dãy đèn nên bố trí song song với hướng nhìn và cửa để hạn chế phản xạ lóa mắt.
  • Ánh sáng của các nguồn sáng dài phải được bố trí chiếu trực tiếp từ trên trần xuống.
  • Nếu sử dụng quạt treo tường, cần lắp ở độ cao 2,5m dọc theo lớp học để khắc phục hiện tượng chia cắt ánh sáng khi quạt vận hành.
  • Số lượng đèn bố trí trong một lớp học ít nhưng phải bảo đảm được độ rọi sáng theo tiêu chuẩn. Mật độ công suất tiêu thụ điện dưới 10W/m2.
  • Giảng đường phải được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa ra vào đủ ánh sáng tự nhiên.

Yếu tố âm thanh, ánh sáng trong giảng đường đại học

Âm thanh

Thiết kế giảng đường đại học cần phải đảm rằng có giàn âm thanh phù hợp với không gian phòng. Nên hỏi nhà cung cấp loại dàn âm thanh phù hợp với diện tích của giảng đường. Ngoài ra, nhà trường cũng cần có các phương án cho hiện tượng phản âm, dội ngược âm thanh như trang bị màng chống tạp âm, hệ thống tiêu âm, cách âm,… Nhà trường có thể tham khảo sản phẩm Ốp tiêu âm cao cấp của chúng tôi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm Nguyên lý triệt tiêu âm thanh

Trên đây là một số những chia sẻ của của chúng tôi về thiết kế giảng đường trường đại học, hy vọng rằng nó sẽ hữu ích cho bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm. Nếu bạn cần được tư vấn cụ thể bởi các chuyên gia, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0243 540 2270 hoặc 096 727 6668.