Tủ tài liệu văn phòng có những tông màu cơ bản nào?

Rate this post

Màu tủ tài liệu văn phòng Melamine

Màu tủ gỗ công nghiệp chất liệu Melamine thường có sự đa dạng về màu sắc, các tông màu chủ đạo dành cho tủ tài liệu văn phòng thường là màu vàng vân gỗ. Có thể, là màu vàng đậm, màu vàng nhạt, vàng bợt hoặc vàng kết hợp với nhiều tông màu khác. Tuy nhiên, cũng có một số tông màu đặc trưng kèm thương hiệu, như đối với tủ tài liệu Hòa Phát  thì có các màu Melamine: vàng – xanh, ghi – chì, màu trắng, màu cánh dán.  Riêng với màu tủ tài liệu 190 thì chỉ có màu vân gỗ và màu trắng.

Màu tủ tài liệu văn phòng Melamine

Màu tủ tài liệu văn phòng Laminate

Dòng tủ tài liệu văn phòng Laminate thường có các màu đặc trưng riêng và đã được nhà sản xuất quy chuẩn ra các hệ màu cơ bản. Trong đó có các màu vân gỗ là màu chủ đạo, đi kèm với nó là các màu phối Vinly. Chúng ta nên tìm hiểu cụ thể để tránh có sự pha phối nhầm lẫn. 

Bạn cần bài trí lại không gian văn phòng để đón xuân mới nhưng chưa biết sắp xếp thế nào để vừa tiện nghi lại hợp phong thủy. Hãy tham khảo bài viết Lựa chọn và bài trí nội thất văn phòng công sở đem đến nhiều tài lộc để có thể trang trí văn phòng hợp lý nhất.

Màu vân gỗ, các tông màu được quy chuẩn là PO, MB, DC, BO, AP, WT, BK.  Màu Laminate tiêu chuẩn dùng cho bề mặt tiếp xúc như: mặt bàn, mặt tủ, mặt ngăn kéo, đình tủ – hộc  gồm: PO, MB, DC. Phối màu Vinyl dùng cho bề mặt hồi hậu, chân, yếm tủ, màu Vinyl ứng với nó là: PO, SG, BK. Màu Laminate đặc biệt tông màu này chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng gồm: BO, OC, AP, WT, AB. Ứng với màu phối Vinyl lần lượt là: SG, BK, AP, WT, BK.

Màu tủ tài liệu văn phòng Laminate

Các mẫu màu theo tiêu chuẩn xuất khẩu Hàn Quốc đại đa số thuộc các dòng sản phẩm tủ tài liệu văn phòng Fami và nhiều thương hiệu ăn theo như: 190, Hòa Phát… Ngoài màu vân gỗ, mẫu màu của Laminate còn có các tông màu trơn, màu kim loại. Tuy nhiên, các màu này thường ít được sản xuất cho tủ tài liệu bởi nó liên quan đến tính thẩm mỹ, độ phù hợp không gian, có thêm một phần nhỏ về phong thủy. Các dạng màu này thường áp dụng nhiều hơn cho tủ bếp, và một số vật dụng nội thất văn phòng khác. 

Màu tủ tài liệu gỗ Veneer

Không thể kể chính xác là có bao nhiêu loại veneer, chúng ta cứ hiểu rằng nếu nhà sản xuất sử dụng thân gỗ tự nhiên xẻ mỏng ra rồi dán lên ván MFC thì ta được từng ấy màu. Màu sắc của tủ gỗ Veneer cũng vậy, nó không bị hạn chế về các tone màu. Nếu thân cây đó là gỗ óc chó, tần bì, lim, sồi hay sến thì đều cho ra các thành phẩm tủ văn phòng có màu sắc khác nhau. Đại da số các dòng tủ của nội thất Hòa Phát, nội thất Fami, nội thất 190 đều có màu sắc nhân tạo giống màu vân gỗ. Nhưng riêng với tủ tài liệu Veneer Đức Khang thì không còn là màu sắc vân gỗ nhân tạo nữa mà là màu gỗ tự nhiên chính chuẩn 100%. Hơn nữa, gỗ Veneer do được lấy từ nhiều thân cây, ngoài sự đa dạng về màu sắc, loại này còn có thể được ghép vân tinh tế, đem lại giá trị thẩm mỹ cao. 

Nếu bạn còn chưa thể mường tượng ra cách xác định màu gỗ Veneer thì cũng đừng lo lắng. Để tìm hiểu sâu kỹ hơn về chúng, hãy nhận biết màu theo cách mà chúng tôi gợi ý sau đây. 

Màu tủ tài liệu gỗ Veneer

Nếu tủ tài liệu làm bằng gỗ Veneer Chery loại này thường có màu vàng nhạt, nhất là phần dát gỗ, trong khi phần tâm gỗ có màu nâu pha, hoặc nâu pha xanh lá nhẹ. Nếu ngửi gỗ có mùi thơm thơm dịu, nhưng không có vị gì đặc biệt. Gỗ Chery Anh Đào có tỷ trọng trung bình, chắc và bền với kết cấu thô đồng nhất. Vân gỗ thường có sớ thẳng. Gỗ có màu nâu đỏ sậm thường cứng, bền, và có sớ gỗ chặt.

Còn đối với tủ gỗ Veneer White Oak QC thường có màu nâu vàng nhạt. Có màu nâu trắng, dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm. Đa số White Oak có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Red Oak. Vì vậy, White Oak có nhiều đốm hình hơn.  

Thông thường người dùng rất dễ nhầm lẫn giữa tủ tài liệu gỗ Veneer White Oak và tủ gỗ Veneer White Oak QC. Tuy nhiên, White Oak QC là loại gỗ có vân đẹp thường dùng nhiều trong sản phẩm nghệ thuật, và ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế nội thất. Mật độ gỗ và màu sắc của Veneer Read Oak có thể khác nhau, từ màu hồng sáng đến màu nhạt của hạt lúa mì. Đa số White Oak có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Red Oak. Vì vậy, White Oak có nhiều đốm hình hơn. 

Riêng với tủ gỗ Veneer Walnut dao động từ màu nâu xám nhạt đến màu socola và ẩn một màu tím nâu sẫm. Còn với tủ gỗ veneer teak, vân gỗ tự nhiên, bề mặt sáng. 

Khi đã chọn được cho văn phòng chiếc tủ ưng ý và bạn muốn mua thêm một chiếc bàn mới thì có thể tham khảo bài viết Nên mua bàn giám đốc của thương hiệu nào? để có thể mua được sản phẩm tốt nhất.

Màu tủ gỗ văn phòng sơn PU

Màu tủ gỗ văn phòng sơn PU

Sơn PU được quét trực tiếp trên bề mặt tủ tài liệu thường là sơn bóng, không màu nhằm mục đích bảo vệ, tạo sự sáng bóng, giữ màu gỗ khỏi phai màu, bợt màu theo thời gian. 

Tủ tài liệu gỗ sơn PU có độ bền màu cao, phù hợp với mọi chất liệu gỗ. Ít tiêu hao, tạo vân gỗ sống động, tăng giá trị thẩm mỹ cho bề mặt gỗ. Sơn PU xuất hiện thời gian sau này và thay thế dần cách đánh bóng vecni cho đồ gỗ lúc trước. 

Màu tủ tài liệu sắt

Sơn tĩnh điện dành cho nội thất không nhiều. Màu sơn tĩnh điện thường xuất hiện ở các mẫu bàn chân sắt, tủ sắt văn phòng. Nếu như các tông màu chính sử dụng cho bàn chân sắt thường là màu trắng hoặc trắng sữa, thậm chí là ghi xám. Thì với, tủ tài liệu sắt văn phòng đa số sử dụng một màu duy nhất là màu ghi xám. Mẫu màu này thường là đặc trưng cho dòng tủ Hòa Phát và 190. Sản phẩm tủ sắt Hòa Phát có thêm nhiều sự lựa chọn về màu hơn, bởi ngoài màu ghi xám nhẹ thì khách hàng còn có thể lựa chọn màu xám xanh lục, xám đá.