Giá thành thấp hơn hẳn so với gỗ tự nhiên; tính thẩm mỹ cao; dễ “cắt gọt” theo ý muốn; bền bỉ; thân thiện với môi trường… là những ưu điểm khiến gỗ công nghiệp trở thành một “cơn bão” trong thiết kế nội thất hiện đại. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về các chất liệu gỗ mà họ hàng ngày sử dụng, tiếp xúc, bài viết dưới đây xin giới thiệu 5 loại gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng nhất trên thị trường nội thất hiện nay.
Trước hết, gỗ công nghiệp là loại gỗ được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên… sử dụng keo hoặc hóa chất để tạo thành tấm gỗ. Gỗ công nghiệp được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm nội thất, từ thông thường như bàn làm việc, tủ tài liệu, tủ bếp… cho đến làm vật liệu cách âm trong hội trường, và nó có tên quốc tế là Wood – Based Pane.
1. Gỗ veneer
Là loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng hàng đầu bởi nó có nhiều đặc điểm giống với gỗ tự nhiên nhất. Gỗ Veneer được ép từ những miếng gỗ rất mỏng, ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Dòng gỗ này đi cùng bề mặt Veneer để tạo vẻ đẹp, sau đó được tiếp tục phủ thêm một lớp PU để chống ẩm và trầy xước. Chất liệu gỗ này có rất nhiều ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ và độ bền, đồng thời nó thường dùng nhiều cho tủ bếp, tủ áo, kệ tivi, bàn làm việc giám đốc… tạo nên phong cách hiện đại, sang trọng.
Veneer cũng là vật liệu được sử dụng để làm vách ốp tiêu âm cho hội trường. Trong thiết kế hội trường, ghế hội trường cao cấp cùng vách ốp tiêu âm là hai hạng mục quan trọng nhất cần được chú trọng
Xem thêm:
2. Gỗ MDF (Medium Density FiberBoard)
Gỗ MDF có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn phù hợp với công nghệ sản xuất đồ gỗ nội thất vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Cấu tạo của ván gỗ MDF gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Loại gỗ MDF trơn được phổ biến nhất hiện nay, khi sử dụng thường được phủ Veneer, sơn hoặc PU, loại này có khả năng chịu nước tốt.
3. Gỗ ván dăm (Gỗ công nghiệp PB) Particle Board
Gỗ ván dăm được sản xuất từ các nguyên liệu gỗ rừng trồng như cao su, keo, bạch đàn…có độ bền cơ lý cao. Quy trình sản xuất nên loại gỗ này là bằng cách ép dăm gỗ trộn keo giống MDF nhưng gỗ được xay thành dăm nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Thường gỗ ván dăm được phủ Veneer, son hay PU khi sử dụng thiết kế đồ gỗ nội thất.
4. Gỗ HDF (High Densitty Fiberboard)
Gỗ công nghiệp HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ kết dính cho gỗ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Màu của lõi gỗ không ảnh hưởng đến chất liệu của lõi gỗ. Gỗ HDF nhận biết bằng mắt thường sẽ thấy toát lên màu sắc sáng và đồng nhất, dùng tay cảm nhận rõ độ cứng, mịn, nhẵn, phẳng của gỗ.
Gỗ này có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học, phòng ngủ,… Ván HDF có khả năng chống mối, mọt, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên. Gỗ HDF được sử dụng cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời như tấm tường, vách ngăn phòng, cửa ra vào,…
5. Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
Đặc trưng của gỗ MFC được sản xuất từ cây gỗ rừng chuyên biệt dành cho việc sản xuất gỗ MFC riêng, được trồng thu hoạch ngắn hạn, cây không cần to. Sau khi thu hoạch, cây gỗ được băm nhỏ thành các dăm gỗ, sử dụng keo để ép thành độ dày. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nơi sử dụng gỗ tạp để sản xuất nên làm cho giá trị và chất lượng gỗ công nghiệp MFC giảm xuống.
Gỗ MFC gồm MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm.
- Gỗ MFC thường: thường dùng để gia công các sản phẩm như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh… Ứng dụng của gỗ MFC dành cho các sản phẩm nội thất văn phòng và gia đình chiếm 80% vì giá cả phù hợp, chất lượng tốt hơn hẳn các loại gỗ công nghiệp khác.
- Gỗ MFC lõi xanh: có ưu điểm nổi trội ở khả năng chống ẩm nhờ sử dụng keo đặc biệt (có màu xanh rất dễ phân biệt). MFC lõi xanh thường được sử dụng ở những nơi có độ ẩm không khí cao hay môi trường ẩm ướt như tủ toilet, tủ bếp… Bởi vậy MFC chống ẩm sẽ có giá thành cao hơn so với MFC thường.
Ưu điểm của gỗ MFC đó chính là khả năng chống cong vênh, bong tróc và mối mọt hiệu quả, bề mặt melamine phủ lên trên có nhiều màu sắc, đường vân gỗ đa dạng, dễ dàng vệ sinh bề mặt, thân thiện với môi trường.
Rất khó để có thể phân biệt được các cốt gỗ MDF, HDF hay MFC khi chúng đã đóng thành phẩm dán cạnh, phủ sơn, tuy nhiên, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ đó là khi thợ mộc khoan bỏ lớp phủ bề mặt nội thất để lắp ray hoặc bản lề, bạn có thể quan sát kĩ bên trong và nhận biết đâu là cốt gỗ MDF, HDF hay MFC.
Bộ bàn giám đốc này được làm hoàn toàn từ chất liệu gỗ công nghiệp MFC cao cấp phủ sơn PU. Bao gồm bàn chính, bàn phụ và hộc tủ di động. Bộ bàn hướng người nhìn đến sự sang trọng, huyền bí và đẳng cấp với tông màu trầm kết hợp với ghế bọc da văn phòng, giúp cho vị trí lãnh đạo trở lên đẳng cấp hơn bao giờ hết.
Cùng chuyên mục:
Block "bai-viet-moi" not found