Chất liệu cửa gỗ Veneer
Veneer được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là lớp mặt, vỏ ngoài, sự che đậy hay ngụy trang. Veneer trong lĩnh vực nội thất cũng được hiểu theo nghĩa tương tự như vậy, đây là lớp bề ngoài cùng của các loại nội thất, giúp vẻ bề ngoài của những nội thất này da dạng hơn.
Gỗ Veneer cũng bắt nguồn từ gỗ tự nhiên những được lạng rất mỏng. Sau đó, người ta dùng loại gỗ lạng này để dán lên các loại cốt khác nhau nhue cốt gỗ công nghiệp.
Gỗ Veneer chính là giải pháp hữu hiệu hiện nay khi mà các loại gỗ tự nhiên đang khan hiếm và cạn kiệt dần do các hoạt động của con người. Sử dụng gỗ Veneer giúp giảm giá thành các loại đồ nội thất mà vẻ bề ngoài lại không khác gì các loại gỗ tự nhiên.
Gỗ Veneer được làm từ nhiều loại gỗ tự nhiên khác nhau như gỗ xoan đào, gỗ cặm xe, gỗ tần bì,… Mỗi loại gỗ có màu sắc cũng như đường vân khác nhau. Chính vì vậy mà gỗ Veneer có màu sắc và bề mặt rất đa dạng. Hình vân trên gỗ Veneer có thể là những đường vân thẳng nhỏ, hay những đường vân thẳng đậm nét hơạc cũng có thể có hình xoắn ốc,… giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sản phẩm. Ngoài màu sắc tự nhiên của các loại gỗ, để màu sắc được phong phú hơn, các nhà sản xuất còn có thể phun các loại màu sơn khác lên gỗ Veneer sau đó còn được tạo độ bóng nên gỗ Veneer rất đẹp mắt.
Ngoài ra, gỗ Veneer còn được ưa chuộng bởi độ bền cao vì khả năng chống mối mọt của nó. Trong quá trình sản xuất, gỗ Veneer được ngâm với dung dịch chống mối mọt nên các khách hàng có thể yên tâm với các sản phẩm nội thất về độ tuổi của sản phẩm này.
Đặc điểm nổi bật của cửa gỗ Veneer
Cửa gỗ Veneer hiện là một trong các sản phẩm nội thất được sử dụng rất nhiều. Cửa gỗ Veneer có giá thành thấp hơn nhiều so với cửa gỗ tự nhiên nên là lựa chọn hàng đầu cho những khách hàng muốn tiết kiệm chi phí.
Không chỉ có giá thành rẻ mà các loại cửa gỗ Veneer còn có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài. Thông thường, để phát huy ưu thế cũng như hạn chế những ngược điểm của gỗ Veneer, các nhà sản xuất đồ nội thất thường dùng gỗ tự nhiên để làm đố cửa để cửa gỗ Veneer được chắc chắn hơn và phần ván được làm từ gỗ Veneer để trang trí cho cánh cửa sáng bóng và đẹp mắt.
Thiết kế như vậy sẽ giúp cửa gỗ Veneer vừa chịu được lực tốt lại có nhiều mẫu mã đẹp mắt. Các loại cửa gỗ Veneer rất đa dạng, có thể mang phong cách hiện đại, cũng có thể mang phong cách cá tính hoặc có những loại lại đơn giản nhưng không kém phần thanh lịch. Vì giá thành phải chăng nên khách hàng có thể tìm kiếm các loại cửa gỗ Veneer rất dễ dàng. Bạn tham khảo thêm cách chọn cửa gỗ Veneer để lựa chọn được sản phẩm ưng ý
Cấu tạo cửa gỗ Veneer
Cửa gỗ Veneer được cấu tạo gồm 3 phần:
Mặt cắt cánh cửa gỗ Veneer
– Khung xương: Gỗ tự nhiên ghép thanh rỗng hoặc đặc toàn phần, khung xương gỗ tự nhiên
– Tấm tạo phẳng: Gỗ tự nhiên ghép thanh, gỗ công nghiệp HDF, gỗ công nghiệp MDF.
Tấm tạo phẳng MDF
– Tấm phủ bề mặt: Veneer các loại như Veneer sồi, Walnut, Cherry, Maple..
– Sơn bóng: Sơn PU chất lượng cao
Khuôn cửa gỗ Veneer
Có 3 loại chất liệu khuôn thường được sử dụng trong cửa gỗ Veneer là:
– Khuôn cửa gỗ tự nhiên sơn màu đồng bộ với cánh cửa
– Khuôn cửa gỗ tự nhiên ghép thanh, bề mặt phủ Veneer và sơn màu đồng bộ với cánh cửa
– Khuôn cửa gỗ công nghiệp, bề mặt phủ Veneer và sơn màu đồng bộ với cánh cửa
Nẹp và chỉ nẹp cửa gỗ Veneer
Nẹp và chỉ nẹp cửa gỗ Veneer gồm có: Nẹp gỗ công nghiệp, nẹp gỗ tự nhiên, nẹp gỗ tự nhiên ghép thanh và sơn màu đồng bộ với cánh cửa
Các phụ kiện đi kèm khác
Một số phụ kiện cần dùng cho việc lắp ghép hoàn thiện cánh cửa là Bản lề, khóa cửa, chốt cửa…được nhập từ các đơn vị cung cấp phụ kiện có uy tín như Hafele, Tân Kỷ Nguyên, Blum, Cariny…
Với bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã có những thông tin hữu ích để chọn lựa các đồ nội thất đặc biệt là các loại cửa cho gia đình hay văn phòng công ty rồi nhỉ.
Cùng chuyên mục:
Block "bai-viet-moi" not found