Với những ngôi nhà cao tầng có nhiều hốc tường được tạo ra bởi quá trình xây những cây cột, đà, cầu thang, nhà vệ sinh vô tình đã tạo ra những khoảng không gian không được liền mạch. Và để giải quyết những khoản không không đẹp đó thì những nhà thiết kế thi công nội thất phải bố trí những chiếc tủ gỗ âm vào đó, để tạo ra một không gian vuông vén, liền mạch, thoáng đãng. Đó được gọi là tủ âm tường.
Tủ âm tường có thể là tủ quần áo âm tường, kệ trang trí âm tường, kệ sách âm tường, kệ tivi âm tường,….Tủ âm tường là một giải pháp tối ưu nhất để tận dụng không gian và che đi những khuyết điểm không vuông vắn trong xây dựng. Vì vậy tủ âm tường đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình không chỉ bởi yếu tố tiết kiệm không gian mà còn bởi sự đa dạng về kiểu dáng cũng như công năng của nó.
Tủ âm tường là một giải pháp tối ưu nhất để tận dụng không gian và che đi những khuyết điểm không vuông vắn
Nếu không gian nhà tương đối rộng rãi, bạn có thể thoải mái sử dụng các vật liệu cũng như màu sắc cho các tủ âm tường. Nhưng để tạo cảm giác rộng rãi cho các căn phòng nhỏ, chật chội, tốt nhất bạn vẫn nên chọn những màu sáng nhạt cùng tông nhà hoặc màu trắng cho các cánh cửa tủ này. Việc gắn kính theo các cánh cửa tủ cũng có tác dụng phản chiếu, tạo cảm giác không gian rộng hơn nhiều lần. Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn tủ quần áo hợp lý cho gia đình để có nhiều kinh nghiệm hơn cho việc lựa chọn.
Đối với phòng ngủ, tủ âm tường rất “đa chức năng”, vừa là tủ đựng quần áo, vừa là kệ, đồng thời lại là ngăn chứa các vật dụng cần thiết.
Tủ âm tường chỉ nên bố trí ở không gian có công năng và sắp xếp đồ nội thất cố định
Tuy nhiên, tủ âm tường chỉ nên bố trí ở không gian có công năng và sắp xếp đồ nội thất cố định vì nếu bạn thay đổi không gian hoặc cách sắp xếp tủ âm tường cơ bản sẽ không thể thay đổi vị trí được. Có rất nhiều cách thiết kế tủ âm tường như tủ áp nguyên vào mảng tường đối diện với giường ngủ giúp tiết kiệm diện tích, tủ dùng cửa lùa, đựng quần áo và các vật dụng. Công năng của tủ sẽ được sử dụng linh hoạt tùy vào nhu cầu của mỗi người.
Tủ âm tường có thể làm từ rất nhiều loại vật liệu từ nhôm, kính, gỗ, nhưng phổ biến nhất vẫn sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, gỗ ép hoặc kết hợp các chất liệu lại với nhau.
Cùng chuyên mục:
Block "bai-viet-moi" not found