Gỗ Veneer Sồi và gỗ Veneer Tần Bì có gì giống và khác nhau?

Rate this post

Gỗ Veneer Sồi và Tần Bì đều là gỗ tự nhiên được lạng mỏng sử dụng làm bề mặt trong các sản phẩm nội thất như: mẫu cửa gỗ đẹp, bàn ghế, kệ, giường ngủ, tủ bếp, vách ngăn vệ sinh, ốp tường… 

Từ chi tiết đường vân, cho đến màu sắc và đặc biệt khi đã thành sản phẩm thì việc nhận biết giữa 2 loại gỗ càng trở lên khó khăn hơn. Về cơ bản thì Tần Bì (ASH), và Sồi (Oak) là hai loại gỗ hoàn toàn khác nhau với nhiều đặc tính không hề liên quan, nhưng đều thuộc dòng Veneer cao cấp thực chất là gỗ tự nhiên.  

Tuy nhiên khi mua sản phẩm bạn rất có thể sẽ bị nhầm lẫn nếu như không có sự chỉ dẫn của nhân viên bán hàng. Không bàn về tính năng và nên hay không nên dùng loại gỗ nào bởi mỗi loại gỗ veneer đều có ưu và nhược điểm riêng. Trên phương diện kinh doanh, ASH thường rẻ hơn OAK từ 10-20 USD/m3.

Để hiểu rõ hơn về gỗ veneer, ưu nhược điểm và ứng dụng của loại gỗ này các bạn có thể tham khảo bài viết: Gỗ veneer là gì?

1. Gỗ Veneer sồi

Bàn làm việc bằng gỗ sồi

Gỗ veneer sồi được sử dụng để tạo ra rất nhiều thiết bị nội thất văn phòng

Đặc tính gỗ Veneer sồi (oak):

Gỗ sồi có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt và khả năng này tương ứng với trọng lượng của gỗ. Độ kháng va chạm của gỗ sồi thuộc loại tốt. Gỗ và khá cứng và gỗ chặt thớ gỗ hơn gỗ Tần Bì, độ chắc chắn thấp hơn nhưng bù lại rất dễ uốn cong bằng hơi nước. Một số loại sồi có phản ứng với đinh sắt nên phải dùng ốc vít hoặc đinh mạ kẽm. Lõi gỗ sồi có khả năng kháng mối mọt tốt. Tuy nhiên gỗ sồi có nhược điểm như sàn gỗ tự nhiên khác như độ biến dạng, co dãn khi thay đổi độ ẩm môi trường.

Phần lõi gỗ rất bền bỉ và có khả năng chống mối mọt. Độ co rút lớn, có biến dạng khi phơi hoặc sấy. Bởi vậy, phần gia công, gia cố gỗ được sơ chế khá tỉ mỉ, để đem lại hiệu quả cao nhất trong các sản phẩm nội thất như: Bàn làm việc, ghế, tủ tài liệu văn phòng, vách ngăn Hòa Phát, ốp tường…

Gỗ sồi có khả năng chịu lực, gỗ rất bền bỉ và có khả năng chống mối mọt.

Gỗ sồi vân nhiều vân nhỏ sậm màu giữa thớ gỗ sáng màu chạy dọc theo thớ gỗ như hạt mưa rơi.

Gỗ sồi (oak) gồm có Gỗ sồi trắng (White oak), Gỗ sồi đỏ (Red oak) xẻ sấy nhập khẩu từ Mỹ và Châu âu với nhiều quy cách và phân hạn khác nhau. Với các loại gỗ quý hiếm cách nhận biết chúng không phải là qua các thớ thịt hay đặc điểm hình dáng của cây mà căn cứ vào mùi hương tỏa ra từ cây, tham khảo chi tiết tại bài viết Cách nhận biết gỗ quý hiếm bằng mùi thơm 

Đặc điểm nhận biết gỗ Veneer Sồi và Tần Bì:

+ Màu sắc : màu gỗ Sồi tuy sáng nhưng thường vẫn TỐI HƠN gỗ TẦN BÌ
+ Tom gỗ (gọi theo kiểu thợ mộc hoặc bạn có thể hiểu nôm na là các sợi của thớ gỗ cũng được ) : NHỎ và MỊN HƠN gỗ TẦN BÌ và CÓ NHIỀU VÂN NHỎ MÀU SẬM ĐỨT QUÃNG CHẠY DỌC THEO VÂN GỖ GIỐNG NHƯ HẠT MƯA RƠI.

Màu sắc gỗ Sồi tuy thuộc gỗ có màu sáng tuy nhiên vẫn tối hơi màu gỗ Tần Bì.

Vân gỗ có nhiều vân nhiều vân nhỏ sậm màu giữa thớ gỗ sáng màu chạy dọc theo thớ gỗ như hạt mưa rơi.

Ứng dụng gỗ Veneer sồi

Gỗ sồi sử dụng cho đóng đồ nội thất như đồ gỗ, cửa khuôn, các vật liệu kiến trúc nội thất, và gờ trang trí cao cấp, tủ bếp, sàn gỗ, bàn hội trường và ốp tường bằng gỗ, tay cầm của các loại dụng cụ, các dụng cụ thể thao và gỗ tiện các loại.

Tìm hiểu ngay các mẫu bàn hội trường gỗ được làm từ Veneer của Nội thất Hòa Phát Pro.

2. Gỗ Veneer tần bì

Tên tiếng Anh ASH, thường có nguồn gốc nhập khẩu từ Châu Âu.

Đặc điểm nhận biết gỗ Veneer tần bì

Không thể chịu được lực nén cao, gỗ Sồi chỉ có thể chịu lực thông thường nhưng trên lý thuyết gỗ Tần bì lại có cơ địa mềm hơn sồi. Khi gia công sản xuất rất dễ dàng với các thao tác ốc vít hoặc đinh thông thường hoàn toàn không có phản ứng với sắt thép.

Gỗ Tần bì có cấu tạo thớ gỗ to – thô và mềm và co dãn khi biến đổi thời tiết nhiều hơn gỗ Sồi. Về khả năng gia công chế tác thì thuận tiện hơn gỗ Sồi.

Vân gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt, hoặc vàng nhạt sọc nâu. Vân gỗ thẳng, mặt gỗ thô đều nhau. Vân gỗ tân bì lớn hơn thô mộc hơn so với gỗ sồi, vân to và rộng, chính đặc điểm này làm các KTS khá thích thú và hay sử dụng cho thiết kế của mình, đã có một thời gian tạo thành một xu hướng thiết kế với vật liệu này vì vẻ đẹp thô mộc của vân gỗ Tần Bì.

Lõi gỗ đa phần không bị mói mọt nhưng phần dát gỗ hay bị, Tần bì khô nhanh, ít co rút hơn Sồi khi sơ chế và sản xuất.

Màu gỗ Tần bì thường sáng hơn Sồi, vân gỗ thường theo các thớ lớn, ro rõ, thô và mộc, khác với gỗ Sồi là những chỗ thớ gỗ trắng sáng màu không có vệt vân đậm chạy đứt quãng như dạng mưa rơi.

Tham khảo thêm: Vì sao nên dùng gỗ Veneer làm vách ngăn hội trường?

Gỗ tần bì thớ gỗ to - thô và mềm, không thể chịu được lực nén cao

Gỗ tần bì màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt, hoặc vàng nhạt sọc nâu

Ứng dụng: Gỗ Tần bì sử dụng cho đóng đồ nội thất như đồ gỗ, ván sàn, cửa, các vật liệu kiến trúc nội thất, đồ gỗ chạm khắc và gờ trang trí cao cấp, tủ bếp, tủ giầy, sàn gỗ sồi và ốp tường bằng gỗ, tay cầm của các loại dụng cụ, các dụng cụ thể thao và gỗ tiện các loại.

Gỗ Veneer cũng thường được sử dụng làm các vách ốp tiêu âm trong hội trường, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài Vách ngăn hội trường.

3. Tóm lại sự khác biệt giữa gỗ Veneer sồi và gỗ Veneer tân bì:

– Gỗ Sồi và gỗ Tần bì thuộc dòng gỗ mới được dùng cho nội thất tại Việt Nam trong những năm gần đây, gỗ được nhiều KTS sử dụng cho các thiết kế hiện nay hiện đại hiện nay với đặc điểm gỗ sáng màu, vân rõ ràng, mộc mạc, phù hợp dùng cho dòng thiết kế với yêu cầu chất liệu là gỗ tự nhiên nhưng có phong cách hiện đại khác với các dòng gỗ truyền thống ở Việt Nam như : gụ, xoan đào, dổi, vvv…

– Ứng dụng : qua thực tế sản xuất cho thấy tại thị trường Việt Nam thì gỗ Sồi hoặc Tần Bì hay được dùng cho : cửa, khuôn và đồ nội thất dùng trong nhà, nếu dùng ngoài trời thì khả năng chịu mưa nắng thực tế thấy thua các dòng gỗ truyền thống ở VN mình hay sử dụng như : Lim, Dổi, Phay, Sến, Táu …

– Thực tế thấy ở thị trường và các công trình nội thất thì thấy gỗ Tần Bì hoặc Veneer Tần Bì hay được KTS ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn gỗ Sồi vì đặc tính vân gỗ Tần Bì đẹp, to rõ, thô, mộc, và nổi hơn gỗ Sồi. Tuy nhiên mình nhấn lại cho rõ là rất nhiều người (cả các kts và các đơn vị sản xuất, vv…) đang gọi nhầm lẫn gỗ Sồi hoặc Veneer nhưng thực tế đó chính là gỗ Tần Bì và Veneer Tần Bì.

Kết lại: Gỗ Sồi hay Tần Bì đều có thể dùng được cho nội thất, khá đẹp và phù hợp xu thế nội thất gỗ tự nhiên hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất thực tế giữa 2 loại trên chúng tôi thấy gỗ Tần Bì được ưa chuộng và dùng nhiều hơn vì đặc điểm khá đẹp của chúng, tuy nhiên lại đang được mọi người kể cả người sản xuất và kiến trúc sư số đông hay gọi và chú thích trên bản vẽ là gỗ Sồi hay veneer Sồi nên xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc.
Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn.

Thông tin hữu ích bạn có thể quan tâm 3 yếu tố cần thiết trong thiết kế giảng đường trường đại học